Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
2023-03-14 14:09:00.0
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2023 trong đó có việc thực hiện giám sát chuyên đề việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên, Ban Thường vụ Thành ủy Phổ Yên, Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 20/02/2023 kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Xây dựng Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU trong năm 2023.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhận thức số
Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh; phổ biến, quán triệt nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Kênh truyền thông "Chuyển đổi số quốc gia" trên ứng dụng Zalo tiếp tục được phổ biến, sử dụng để cập nhật các thông tin mới nhất về chuyển đổi số tới đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Thể chế số
Các Ban chỉ đạo chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương: các sở, ban, ngành, đơn vị và 09/09 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện về chuyển đổi số. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Đến hết tháng 02/2023 đã có 04/09 huyện, thành phố ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 (các địa phương còn lại đang xây dựng, ban hành trong tháng 03/2023).
Hạ tầng số
Tốc độ truy cập mạng băng rộng trên địa bàn tỉnh chỉ số tải xuống (download) ở mạng di động băng rộng: 42 Mbps. Chỉ số đối với mạng cố định băng rộng: 82 Mbps. Số xóm, bản chưa có sóng di động băng rộng: 16/2.255 xóm, bản. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 78%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 96%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng đạt 68%.
Nhân lực số
Đào tạo kỹ năng số cho cán bộ công chức, viên chức: Tiếp tục triển khai Kế hoạch 238/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh về đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. Chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng CNTT và an toàn thông tin.
Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng: Trên cơ sở 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng đã thành lập trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2022, các huyện, thành phố tiếp tục ban hành kế hoạch, triển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tình hình về đào tạo nhân lực chuyên ngành Thông tin và Truyền thông: hiện nay, tổng số sinh viên đang theo học các khóa đào tạo chuyên ngành thông tin và truyền thông tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là gần 3.500 sinh viên. Dự kiến trong năm 2023 sẽ có 350 sinh viên tốt nghiệp.
An toàn, an ninh mạng
Công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm Dữ liệu tỉnh được quan tâm tăng cường. Thực hiện rà quét, khắc phục các lỗi bảo mật của phần mềm Quản lý văn bản điều hành (Đặc biệt là sau sự cố tấn công mạng vào hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trong tháng 12/2022). Các hoạt động dò quét, tấn công có chủ đích vào các Hệ thống thông tin của tỉnh như: Quản lý văn bản, Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống Một cửa điện tử, Thư điện tử có chiều hướng gia tăng với khoảng 42.000 truy vấn dò quét trái phép, 22.000 thư rác, 300 thư chứa mã độc. Đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trên 155.000 cảnh báo, trong đó có 9.000 cảnh báo nguy hiểm trên các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức.
Chính quyền số
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 04 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn; kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh; phục vụ an toàn, kịp thời các phiên họp trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Hoàn thành triển khai hạ tầng kết nối, giám sát mạng truyền số liệu chuyên dùng đối với 36 kênh cấp tỉnh, huyện và 178/178 kênh cấp xã, phường.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) tiếp tục được phát triển và khai thác hiệu quả để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước ngày càng cao. Đến hết tháng 02/2023, tổng số giao dịch gần 700.000 giao dịch. Trong đó, trên 670.000 giao dịch (khoảng 95%) là giao dịch kết nối với Trung ương. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua LGSP là 3.165.118 giao dịch.
Đã thực hiện được 23/25 dịch vụ công còn 02 dịch vụ công đang thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Đồng thời nghiên cứu, tổ chức thực hiện việc tiếp nhận trả kết quả trên Cổng dịch vụ công đối với 24 thủ tục hành chính mới được bổ sung theo Quyết định số 442-QĐ/TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại hệ thống hạ tầng CNTT tỉnh Thái Nguyên đủ điều kiện đáp ứng kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đến ngày 07/3/2023, sẽ đưa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên vào hoạt động, dự kiến đến ngày 31/3/2023 sẽ đưa vào sử dụng chính thức tại tất cả các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên toàn tỉnh.
Tình hình, kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến: Tình hình xử lý hồ sơ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm đến 22/02/2023 đã tiếp nhận 76.484 hồ sơ; đã xử lý 66.711 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,7%.
Các ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động, đổi mới phương thức làm việc: Hệ thống Quản lý văn bản đi đến và điều hành tỉnh Thái Nguyên được vận hành ổn định. Từ 01/01/2023 đến nay, hệ thống nhận/gửi gần hơn 273.000 văn bản điện tử giữa 1.897 đơn vị. Đến nay đã cấp hơn 7.600 Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các đơn vị, địa phương. Bảo đảm trang bị 100% chữ ký số Chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ một cửa và cán bộ tham gia giải quyết thủ tục hành chính.
Về phát triển đô thị thông minh: Tiếp tục triển khai thí điểm Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên (IOC), Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công được tổ chức triển khai với 11 hạng mục. Thành phố Thái Nguyên đã đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT, đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống truyền hình hội nghị, 32/32 (100%) các xã, phường triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát (tổng số 304 camera) để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.
Kinh tế số
Tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: ước doanh thu năm 2022 hơn 35 tỷ USD (bằng 127,2% so với cùng kỳ năm trước). Phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh: hiện nay toàn tỉnh có 324 doanh nghiệp công nghệ số. Triển khai hóa đơn điện tử và thuế điện tử: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thành công hóa đơn điện tử cho 9.305 tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, đạt tỷ lệ 100%.
Dịch vụ mobile money: tỉnh Thái Nguyên có 03 doanh nghiệp viễn thông (Viettel Thái Nguyên, VNPT Thái Nguyên, Mobifone Thái Nguyên) triển dịch vụ Mobile Money, đến nay có gần 435.000 khách hàng với trên 9.300 điểm chấp nhận thanh toán.
Thương mại điện tử: Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ www.thainguyentrade.vn, tính đến nay có hơn 2.400 sản phẩm được cập nhật trên sàn. Mục tiêu trong quý I/2023 sẽ hỗ trợ đăng tải 44 sản phẩm OCOP mới được công nhận trong năm 2022. Sàn đã được tích hợp trên phần mềm C-Thainguyen. Đến ngày 30/01/2023, có gần 190.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tạo tài khoản, đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử (Postmart, Vỏ sò) với 1.900 sản phẩm nông nghiệp. Tổng số giao dịch trên 2 sàn đạt gần 17.500 giao dịch.
Xã hội số
Ứng dụng Thái Nguyên ID: đến ngày 14/02/2023, Ứng dụng Thái Nguyên ID đạt được 73.649 lượt cài đặt; 2.906 tài khoản eKYC, 531 hồ sơ việc làm; 8.531 tin thuê nhà; 7.466 tin tuyển dụng; 18.822 tin rao vặt; 2.593 tin voucher; 159 tin phản ánh hiện trường. Tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards năm 2022 (VDA 2022), Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên được vinh danh là một trong 7 cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc đối với giải pháp “Nền tảng Xã hội số - Ứng dụng Thái Nguyên ID”.
Nền tảng y tế, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử: Tích hợp thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) vào thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và ứng dụng VNEID đã được BHXH Việt Nam và Bộ Công an thực hiện; 100% các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tra cứu thông tin BHYT bằng CCCD có gắn chíp điện tử. Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh đã tiếp nhận khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD với tổng số 47.077 lượt tra cứu; 100% công ty, nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc đã liên thông phần mềm dược quốc gia. Dự ước đến 31/3/2023 sẽ có 400.000 đơn thuốc liên thông. Đối với hồ sơ sức khỏe điện tử và cài đặt Sổ Sức khỏe điện tử: đã thực hiện khởi tạo dữ liệu ban đầu cho 1.314.039 nhân khẩu, 298.489 hộ gia đình được khởi tạo trên hệ thống. Tính đến ngày 15/02/2023 có 205/213 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kết nối liên thông (một số phòng khám đa khoa tư nhân chưa thực hiện kết nối), có 920.470 người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Tổng truy cập: 111248