Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính khi thực hiện thủ tục hành chính
2024-12-06 18:34:00.0
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung như sau:
- Quán triệt các cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa nghiêm túc thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ bảo đảm khi tiếp nhận hồ sơ TTHC người dân, doanh nghiệp được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ, tài liệu và xuất trình bản chính để đối chiếu (khi nộp hoặc nhận kết quả giải quyết TTHC); người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản chụp giấy tờ, tài liệu so với bản chính, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực; đồng thời kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp giấy tờ, tài liệu (bao gồm bản sao có chứng thực) không đúng quy định.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ, tăng cường việc tiếp nhận, sử dụng bản sao điện tử trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; trả kết quả giải quyết TTHC bản điện tử.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp biết, yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.
Căn cứ chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.
Hiện nay tình trạng lạm dụng giấy tờ sao y vẫn còn là bởi một phần do quy định đặt ra, nhưng phần lớn do một số cơ quan vẫn còn lo ngại giấy tờ giả., mặc dù quy định hiện hành cho phép người dân mang bản chính để đối chiếu nhưng tâm lý “sợ sai” khiến nhiều địa phương vẫn yêu cầu bản sao y cho đảm bảo hồ sơ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ quan quản lý nhanh chóng, triển khai mạnh mẽ hơn việc triển khai số hóa dữ liệu và chia sẻ dữ liệu. Căn cứ trên thực tế, dữ liệu liên thông, công chức chuyên môn chỉ cần nhập mã số bằng cấp, chứng chỉ là sẽ nhận đủ thông tin mà không cần sao y bản chính.
Tải văn bản số 7185/UBND-TTPVHCC ngày 04/12/2024 tại đây./.
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Tổng truy cập: 109092