Hiệu quả của việc thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, nhân dân phát huy quyền làm chủ” trong việc sắp xếp, tỉnh gọn bộ máy nhà nước hiện nay
2025-04-23 07:40:00.0
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở trong việc xây dựng nền hành chính phục vụ, thân thiện, hiện đại và hiệu lực, hiệu quả; trong sạch, vững mạnh, gần dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời triển khai thực hiện quan điểm chỉ của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng chính quyền, công tác dân vận, dân chủ trong tình hình mới, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” tại một số đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học Hiệu quả của việc thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, nhân dân phát huy quyền làm chủ” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Mô hình tập trung vào thực hiện 2 nội dung, đó là: (1) Xây dựng chính quyền cơ sở thân thiện, gần gũi, chia xẻ, giúp đỡ Nhân dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ Nhân dân; thực hiện đúng quy định các nội dung về công khai, minh bạch của chính quyền; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC; thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư; cán bộ, công chức gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về văn hóa công vụ. (2) Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở qua việc thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; tạo điệu kiện để người dân tham gia vào quá trình triển khai các chủ trương, chính sách trên địa bàn, của Nhân dân; tổ chức thực hiện đúng quy định về các nội dung Nhân dân được góp ý kiến, được bàn, được quyết định; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia hội viên các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng...
Để triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh đạt hiệu quả cao nhất, Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn UBND huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ như: Thành lập Ban Chỉ đạo; ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, triển khai; tổ chức Hội nghị quán triệt, hướng dẫn 100% cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn/tổ dân phố về các nội dung triển khai thực hiện mô hình điểm... Đồng thời, Sở Nội vụ xây dựng tài liệu hướng dẫn nội dung, nhiệm vụ, kỹ năng triển khai thực hiện mô hình; tổ chức tuyên truyền; phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền về xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ”; nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cho cán bộ, công chức người hoạt động không chuyên trách và Nhân dân ở các địa phương triển khai mô hình điểm.
Ngoài các địa phương thực hiện mô hình điểm, UBND tỉnh giao UBND các huyện Phú Bình, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương căn cứ nội dung Kế hoạch này lựa chọn 01 - 03 đơn vị cấp xã trên địa bàn triển khai thí điểm và đánh giá, tổng kết làm cơ sở triển khai nhân rộng. Đến hết năm 2024, đã có 20 đơn vị cấp xã triển khai mô hình điểm, trong đó 12 xã được lựa chọn theo Kế hoạch và 08 xã được các huyện, thành phố lựa chọn thực hiện thêm trên địa bàn. Qua 01 năm triển khai thực hiện thí điểm, mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” đã ghi nhận một số kết quả nổi bật như sau:
1. Về công tác xây dựng “Chính quyền thân thiện”
- Việc thực hiện các nội dung công khai, minh bạch tại cơ sở đã được thực hiện nghiêm túc, đi vào nề nếp. Các đơn vị UBND cấp xã triển khai thí điểm đã công khai đầy đủ, kịp thời các nội dung cần công khai theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Tiếp cận thông tin và các thông tin khác theo quy định của pháp luật như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai hộ nghèo, công khai ngân sách hoặc công khai lấy ý kiến các nội dung cần lấy ý kiến Nhân dân,... với đầy đủ, đa dạng về hình thức như công khai tại bảng tin của xã, Nhà văn hoá các xóm, Trang thông tin điện tử của xã, trên kênh Zalo của xóm, đảm bảo mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu.
UBND xã Tiên Hội nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân, xây dựng chính quyền thân thiện
- Về giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức tiếp tục được nâng cao chất lượng, đảm bảo sự hài lòng của người dân. Các địa phương đã tổ chức hướng dẫn người dân thực hiện TTHC đảm bảo đúng quy định, tận tình, chu đáo, trách nhiệm. Kết quả trong thời gian thí điểm tại 12 xã, phường, thị trấn cho thấy, từ tháng 01/7/2024 đến 30/12/2024, tổng số hồ sơ được giải quyết là 13.245 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ đúng hẹn đạt 99,98%; có 7/12 địa phương không để hồ sơ quá hạn (bao gồm: UBND các phường, xã: Trưng Vương, Cao Ngạn, Tân Quang, Thắng Lợi, Trung Hội, Phú Đình, Trung Lương); có 5/12 địa phương còn để hồ sơ quá hạn như: Chợ Chu 15 hồ sơ, Phúc Thuận 6 hồ sơ, Ba Hàng 4 hồ sơ…UBND các xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại các xóm, thành lập Ban Chỉ đạo số hoá hồ sơ. Với các tổ số hoá hồ sơ đã tập hợp đông đảo sự tham gia của cán bộ, đoàn viên, hội viên các đoàn thể ở cơ sở hỗ trợ, tiếp đón, hướng dẫn người dân đến làm TTHC tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã để việc giải quyết TTHC cho người dân được thuận lợi, nhanh chóng trong sử dụng Dịch vụ công.
- Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. UBND các xã thực hiện thí điểm đã thực hiện công khai đầy đủ thông tin về việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND và bố trí địa điểm tiếp công dân đúng quy định, đảm bảo thuận tiện cho người dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chú trọng, quan tâm chỉ đạo thực hiện giải quyết dứt điểm những vụ việc mới nảy sinh và những vụ việc phức tạp.
- Việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ được quán triệt và thực hiện đúng quy định. UBND các xã triển khai thực hiện nghiêm nội dung Đề án Văn hóa công vụ; đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về văn hóa công vụ theo quy định. Thực hiện nghiêm các quy định về văn minh, văn hóa công sở; có thái độ tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhã nhặn, lịch sự khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân đến làm việc, liên hệ công tác. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử "4 xin", "4 luôn" và "5 không".
- Chú trọng xây dựng không gian công sở xanh - sạch - đẹp - thân thiện. Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ thấy, có biển hiệu rõ ràng, có vị trí để xe cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi đến giao dịch, làm việc với chính quyền; bố trí địa điểm nơi ngồi chờ, có đủ ghế ngồi, có quạt. Tại Bộ phận Một cửa có bàn, ghế, nước uống, tủ sách, báo phục vụ người dân trong khi ngồi chờ giao dịch; lắp đặt internet wifi không đặt mật khẩu phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp đến giải quyết TTHC...
- Tăng cường thực hiện các hoạt động tiếp xúc, thăm hỏi, động viên, gần gũi Nhân dân: Chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, động viên Nhân dân thông qua các hình thức: Tổ chức lễ trao thư chúc mừng khi cấp giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh tại trụ sở UBND xã, thị trấn. Tổ chức đoàn thăm hỏi, phúng viếng hoặc gửi thư chia buồn đến gia đình công dân có người thân qua đời. Gửi thư cảm ơn người dân, tổ chức và doanh nghiệp có đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và cộng đồng dân cư.
2. Nhiệm vụ thực hiện nội dung “Nhân dân phát huy quyền làm chủ” tại xã, thị trấn
- Công tác tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tiếp tục được thực hiện với nhiều hình thức như niêm yết công khai tại Nhà văn hóa xóm/tổ dân phố, trụ sở UBND cấp xã; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh; qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc với người dân; đăng tải trên Trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, nhóm zalo của xóm/tổ dân phố... để mọi người dân đều có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của công dân. UBND các xã đều ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trên địa bàn xã để triển khai thực hiện.
- Để phát huy vai trò tham gia của người dân ở cơ sở, UBND các xã triển khai mô hình điểm đã tăng cường phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, dự án, chính sách đang được thực hiện ở địa phương, đặc biệt là các chính sách thiết yếu, như an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế, chính sách y tế, giáo dục, việc cung cấp dịch vụ công như điện, nước, đường giao thông, thu gom rác thải...; đảm bảo người dân nắm được nội dung cơ bản của chính sách, thời gian thực hiện chính sách, các đối tượng thụ hưởng; các quy trình thủ tục cũng như cơ quan, cán bộ phụ trách việc thực hiện chính sách... Qua đó người dân nắm bắt và chủ động tham gia trực tiếp hoặc góp ý, phản ánh đối với việc triển khai chính sách trên địa bàn.
- Phát huy hiệu quả vai trò hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong giám sát các công trình, dự án đầu tư chương trình, dự án thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn. Đảm bảo thành viên các Ban này được bầu theo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật. Qua kiểm tra tại các phường xã triển khai thí điểm mô hình năm 2024, 100% các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã kiểm tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát trên địa bàn theo đúng quy định và công khai kết quả giám sát rộng rãi tới người dân.
Đánh giá chung
Có thể thấy việc triển khai mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” đã góp phần chuyển biến về nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở trong việc xây dựng nền hành chính phục vụ, thân thiện, hiện đại và hiệu lực, hiệu quả; trong sạch, vững mạnh, gần dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu, lợi ích thiết thực, hợp pháp của Nhân dân. Việc triển khai mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở trong việc xây dựng nền hành chính phục vụ, thân thiện, hiện đại và hiệu lực, hiệu quả; trong sạch, vững mạnh, gần dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu, lợi ích thiết thực, hợp pháp của nhân dân; củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số của tỉnh trong năm 2024 như: Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh Thái Nguyên đạt 91,47% và xếp vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố (tăng 01 bậc so với năm 2023, xếp thứ 6/63); xếp thứ nhất (năm 2023 xếp thứ hai) trong 14 tỉnh khu vực Trung du Miền núi phía Bắc. Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 90,23% (năm 2023 đạt 90,29%), năm thứ ba liên tiếp xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố và vị trí thứ nhất trong 14 tỉnh khu vực Trung du Miền núi phía Bắc. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 của tỉnh Thái Nguyên đạt 46,35/80 điểm, tăng 0,57 điểm so với năm 2023 (đạt 45,78 điểm); thuộc Nhóm Cao nhất (Xếp hạng PAPI gồm 04 nhóm: Cao nhất, Trung bình cao, Trung bình thấp, Thấp nhất). Từ kết quả các chỉ số của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 cho thấy, công tác cải cách hành chính nói chung và xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân nói riêng của tỉnh Thái Nguyên được các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai tại một số địa phương như: Việc tuyên truyền, phổ biến mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” chưa được thường xuyên, liên tục; việc triển khai các nhiệm vụ còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; trách nhiệm của người đứng đầu tại một số địa phương chưa cao; việc thực hiện kiểm tra CCHC, kiểm tra thực hiện công vụ chưa thường xuyên, có nơi hình thức. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ chưa cao, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ…
Để tiếp tục thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” trên địa bàn tỉnh, đạt hiệu quả cao nhất, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp:
- Triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” gắn với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sắp xếp, nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, khi kết thúc hoạt động của UBND cấp huyện thì vai trò, vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động của UBND cấp xã được mở rộng, cùng với đó là trách nhiệm, thẩm quyền cũng tăng theo. Do đó, việc tiếp tục triển khai hiệu quả, rộng khắp mô hình được thực hiện đồng bộ đối với tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh ngay sau khi sáp nhập là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện hiệu quả, thực chất. Chính quyền cơ sở mới sau sáp nhập phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phục vụ của người dân người dân, doanh nghiệp.
- Tăng cường phát huy vai trò tham gia của Nhân dân vào việc triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật; tham gia ý kiến với những vấn đề có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân tại địa phương; bảo đảm để Nhân dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo, chính quyền địa phương với người dân, doanh nghiệp, tiếp thu ý kiến, kịp thời giải trình, tháo gỡ những kiến nghị, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền các nội dung xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, Nhân dân phát huy quyền làm chủ” và các nội dung có liên quan cho cán bộ, công chức người hoạt động không chuyên trách và Nhân dân trên địa bàn các đơn vị cấp xã. Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu và từng cán bộ, công chức, viên chức các cấp trên địa bàn tỉnh trong xử lý công việc phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là trong giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ. Kịp thời rà soát, phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu kém, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, trì trệ, không đáp ứng yêu cầu công việc; vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; gây khó khăn, phiền hà, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp./.
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Tổng truy cập: 109696